Nguyên tắc quản lý giáo dục mầm non chủ trường cần nắm được

Để có thể mang lại chất lượng giáo dục cao thì việc nắm được những nguyên tắc quản lý trường mầm non là điều không thể thiếu. Không chỉ chủ trường, quản lý, mà cả giáo viên cũng cần “nằm lòng” những nguyên tắc giáo dục mầm non này. Vậy những nguyên tắc giáo dục mầm non này là gì? Cụ thể từng nguyên tắc ra sao? Chúng tôi sẽ chia sẻ cùng bạn qua bài viết dưới đây.

1. Nguyên tắc quản lý trường mầm non đảm bảo tính mục đích

Bất kì công việc nào đều có mục đích rõ ràng của nó ngay từ đầu. Vậy nên giáo dục mầm non cũng vậy. Dù cho bạn dạy dỗ trẻ theo phương pháp nào, các chương trình giáo dục bạn đưa ra cũng phải mang lại những lợi ích và hiệu quả. Đây không chỉ là mục đích của bạn mà còn là mục tiêu do Bộ GD-ĐT ban hành về chăm sóc cũng như giáo dục trẻ mầm non.

2. Nguyên tắc nhà trường và gia đình cùng giáo dục các bạn nhỏ

Gia đình và nhà trường luôn có mối quan hệ khăng khít với nhau. Với trẻ mầm non khi được bố mẹ gửi gắm, cô giáo sẽ chăm sóc, lo lắng cũng như bảo vệ trẻ trong quá trình giáo dục. Các cô giáo cần phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, gia đình của trẻ, để trao đổi về phương pháp cũng như chương trình giáo dục phù hợp nhất với trẻ. Trách nhiệm của cô giáo cũng như phụ huynh đối với trẻ là như nhau, không có sự khác biệt nhiều.

Quản lý trường mầm non - 5 nguyên tắc cần nằm lòng
                                          Quản lý trường mầm non – 5 nguyên tắc cần nằm lòng

3. Nguyên tắc quản lý trường mầm non – giảng dạy trong giáo dục mầm non

Giảng dạy mầm non không lấy kiến thức làm chủ đạo. Không giống như các cấp học khác, giáo dục mầm non tạo môi trường để trẻ tự do tham gia các hoạt động để khám phá bản thân như: vui chơi, múa hát, đánh đàn…. Các cô sẽ dành nhiều thời gian cho trẻ hoạt động, hạn chế nhắc nhiều đến kiến thức, chủ đạo chăm sóc và hướng dẫn trẻ là chính.

4. Nguyên tắc cô giáo chủ đạo và trẻ hoạt động tích cực

Đây là một trong những nguyên tắc quản lý giáo dục mầm non giúp cô và trò gần gũi với nhau hơn đồng thời giúp bạn phát hiện ra khả năng của từng trẻ một. Cô giáo sẽ hướng dẫn còn trẻ sẽ tự tìm hiểu về các môi trường cùng hiện tượng xung quanh mình. Trẻ sẽ tự mình khám phá, tự mình hoạt động thông qua sự hướng dẫn của cô. Khi gặp khó khăn, các cô sẽ hướng dẫn trẻ cách tự vượt qua mà không phải làm thay. Nguyên tắc này đảm bảo rèn luyện tính tự lập cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

5. Nguyên tắc khơi dậy niềm đam mê cho trẻ

Từng trẻ sẽ có niềm đam mê riêng và nếu như cô giáo khơi dậy niềm đam mê của trẻ thì trẻ sẽ vô cùng tích cực và vui vẻ phát triển. Cả thể chất lẫn tinh thần của bé được phát triển cũng như sáng tạo trong quá trình học tập. Đây cũng là nguyên tắc giúp hình thành và phát triển tâm lý của trẻ nhiều nhất trong giáo dục mầm non.

Trên đây là những nguyên tắc quản lý mầm non mà chủ trường, quản lý và giáo viên nên nắm được. Mầm non là giai đoạn vô cùng quan trọng để giúp trẻ hình thành và phát triển cả thể chất lẫn tinh thần. Vậy nên khi nắm chắc những nguyên tắc này, các cô sẽ giúp trẻ được phát triển theo đúng định hướng. Đồng thời chất lượng giáo dục cũng được tăng lên. Phụ huynh cũng nhờ vậy mà cảm thấy yên tâm hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Các loại hình của trường mầm non chủ trường nên biết

Tiêu chí chọn trường mầm non của phụ huynh mà chủ trường nên biết

Tags: , ,