Xây dựng KPI mầm non cho giáo viên – Phương pháp quản lý tăng hiệu quả

Hiện nay, hầu hết các trường mầm non đều đánh giá chất lượng giáo viên bằng việc phản ánh của phụ huynh và những cuộc bình bầu nội bộ. Việc làm này dẫn đến tình trạng đánh giá sai về chất lượng cũng như gây khó khăn cho quá trình quản lý. Vậy nên việc áp dụng KPI mầm non để đánh giá chất lượng và quản lý giáo viên trường mầm non đang được một số trường áp dụng và mang lại hiệu quả rất cao.

KPI là gì?

KPI – Key Performance Indicator có nghĩa là chỉ số đánh giá thực hiện công việc. Đây là một trong những cách đánh giá hiệu quả công việc được rất nhiều doanh nghiêp áp dụng hiện nay.

Đối với giáo dục mầm non, KPI dành cho giáo viên trường mầm non là một khái niệm khá mới và rất ít trường áp dụng được. Vậy nên nếu như các trường mầm non áp dụng được phương pháp đánh giá hiệu quả công việc bằng KPI, các chủ trường và quản lý sẽ dễ dàng điều hành và quản lý ngôi trường của mình hơn, hiệu quả công việc cũng được nâng cao hơn.

Cách xây dựng KPI mầm non hiệu quả cho giáo viên

Thông thường, việc xây dựng KPI trong doanh nghiệp được các nhà lãnh đạo xây dựng bằng cách hết sức chủ quan. Dẫn đến tình trạng KPIs không thực tế, không đem lại hiệu quả cao và đánh giá sai chất lượng công việc.

Vậy nên rút kinh nghiệm từ các doanh nghiệp, chủ trường nên xây dựng KPI một cách thực tế, bám sát vào công việc hàng ngày của giáo viên trường mầm non. Việc xây dựng bảng KPI sát với thực tế sẽ rất đơn giản nếu bạn biết sử dụng đúng người đúng việc. Giáo viên là người thực hiện. Họ biết cần phải làm gì. Nên hãy để họ tự xây dựng bảng KPI chi tiết và bạn là người đánh giá lại. Như vậy việc xây dựng KPI sẽ sát với với thực tế và mang lại hiệu quả cao hơn.

Xây dựng KPI mầm non giúp giáo viên tăng hiệu suất làm việc
                                                            Xây dựng KPI mầm non giúp giáo viên tăng hiệu suất làm việc

Các bước xây dựng KPI cho giáo viên trường mầm non

Bước 1: Lựa chọn người xây dựng KPI

Thông thường người xây dựng KPI sẽ là Trưởng hoặc Tổ trường các tổ. Họ là những người am hiểu rõ cũng như tổng quan được những công việc cụ thể của từng người, từng vị trí. Tuy nhiên, để đảm bảo khách quan, bạn cũng có thể để giáo viên là những người trực tiếp đảm nhận công việc tự xây dựng bẳng KPI cho mình và trường các bộ phận là người duyệt lại.

Bước 2: Xây dựng các câu hỏi hiệu suất (KPQ) trọng điểm cho từng mục tiêu chiến lược

KPQ hay câu hỏi hiệu suất thường được các doanh nghiệp đặt ra cho từng mục tiêu. Xây dựng Key Performance Question (KPQ) sẽ giúp bạn thu hẹp danh sách các chỉ số đo lường một cách súc tích nhất. KPQ sẽ giúp bạn hiểu rõ bạn cần gì, từ đó cho phép bạn xây dựng chỉ tiêu đánh giá hiệu suất đúng để trả lời những KPQ đó.

KPQ cần đảm bảo tính chính xác, liên quan mật thiết mục tiêu kinh doanh và chiến lược của ngôi trường bạn.

Bước 3: Xác định các phạm vi kết quả chính (Key Result Area) của các bộ phận

Mỗi phòng ban, giáo viên trường mầm non lại có một chức năng và nhiệm vụ đặc trưng của mình. Do đó, khi xây dựng KPI, cần đảm bảo kết quả đạt được gắn liền với chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận, từng người.

Bước 4: Xác định trách nhiệm, nhiệm vụ chính của từng vị trí chức danh

Chỉ ra các trách nhiệm, nhiệm vụ, công việc chính mà từng người, từng vị trí phải đảm nhiệm là việc làm cần thiết. Bản mô tả này là cơ sở để thiết lập hệ thống chỉ số KPI. Vì vậy, cần đảm bảo liệt kê ra một cách rõ ràng, cụ thể các nhiệm vụ.

Bước 5: Xác định các chỉ số đánh giá, đo lường hiệu suất

Đối với chỉ số KPIs của từng giáo viên trường mầm non bạn cần dựa trên công việc cụ thể và vị trí của người đó.

Bước 6: Đưa ra mức độ điểm số cho các kết quả đạt được

Tùy vào mỗi trường, mỗi công việc mà điểm số KPI sẽ được chia thành các cấp độ khác nhau tưng ứng với mức độ hoàn thành công việc. Bạn nên chia nhỏ từng đầu mục công việc và gắn với số điểm cụ thể. Như vậy cuối tháng hoặc đến kỳ làm lương, bạn sẽ có căn cứ cơ sở chấm điểm và xét thưởng lương thưởng cho từng người.

Bước 7: Xác định liên hệ giữa kết quả đánh giá KPIs và lương, thưởng

Việc đánh giá hiệu quả công việc bằng KPI nhằm giúp chủ trường có thể xây dựng chế độ đãi ngộ cụ thể.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi xoay quanh vấn đề xây dựng KPI mầm non cho giáo viên. Đây là cách đánh giá hiệu quả công việc rất hay và ngày càng phổ biến hiện nay. Vậy nên bạn hãy áp dụng ngay vào ngôi trường của mình để quản lý giáo viên trường mầm non hiệu quả.

Nhưng nếu bạn chưa biết phải xây dựng KPI hoặc cần đến sự giúp đỡ thì hãy liên hệ với chúng tôi.

Có thể bạn quan tâm:

Giữ chân giáo viên mầm non – tưởng dễ mà khó

Lý giải những nguyên nhân trường mầm non ít trẻ

Tags: ,