Mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non

      Giáo dục mầm non luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng, là bước đệm phát triển của trẻ nhỏ. Vậy nên các chương trình giáo dục mầm non luôn được đầu tư, biên soạn một cách chính xác, có chọn lọc. Các chương trình giáo dục mầm non dù là theo cách thức nào, phương pháp nào cũng đều hướng đến một mục tiêu chung nhất địch. Chúng tôi sẽ phân tích cụ thể từng mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non để chúng ta cùng nắm được và thực hiện cho đúng.

Phát triển nhận thức

Giai đoạn từ 1 đến 6 tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu hình thành nhận thức cho bản thận mình. Thoát ra khỏi phạm vi là gia đình, vòng tay của bố mẹ, trẻ bắt đầu có những tiếp xúc mới với môi trường xung quanh như thầy cô, bạn bè, trường lớp. Trẻ luôn có tính tò mò và thích khám phá những thứ xung quanh chúng. Vậy nên đây là giai đoạn rất quan trọng để trẻ hình thành và phát triển nhận thức của bản thân. Những kỹ năng như quan sát, phán đoán, so sánh, phân loại,… sẽ dần hình thành và chúng sẽ trở thành thói quen cũng như tư duy nhất định trong trẻ.

Vậy nên trong giai đoạn này, nhà trường cùng các cô cần tạo cho trẻ một môi trường tự do được khám phá, được tiếp xúc nhiều với thế giới xung quanh. Chỉ cho trẻ những điều gì là đúng, điều gì là sai một cách thật nhẹ nhàng để trẻ nhận thức đúng đắn được hành động của bản thân mình.

Phát triển ngôn ngữ trong giáo dục mầm non

Giai đoạn mầm non là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong phát triển ngôn ngữ của trẻ. Vậy nên việc để trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên và đúng định hướng là vô cùng cần thiết. Nhà trường và mỗi giáo viên cần dành cho trẻ một môi trường học tập tiên tiến, có sự giao tiếp cô trò, bạn bè để trẻ được rèn luyện nhiều hơn khả năng ngôn ngữ của bản thân.

Đặc biệt, giai đoạn này với trẻ thường khá nhạy cảm. Vậy nên các cô không nên quát mắng hay chỉ trích trẻ khi trẻ nói sai. Nhẹ nhàng, động viên, chỉ ra cho trẻ lỗi sai sẽ khiến trẻ nhớ lâu hơn và dễ dàng sửa chữa ngôn ngữ của bản thân.

Giáo dục mầm non yêu cầu những mục tiêu như thế nào?
                                                  Giáo dục mầm non yêu cầu những mục tiêu như thế nào?

Phát triển thể chất

Các chương trình giáo dục mầm non luôn đặt yếu tố phát triển thể chất cho trẻ mầm non và trong nội dung giáo dục. Mục tiêu là giúp trẻ được phát triển khỏe mạnh về thể chất lẫn tinh thần. Những hoạt động phát triển thể chất dành cho trẻ trong trường mầm non có thể là những hoạt động trong lớp học, ngoại khóa hay những buổi học bên ngoài trường để trẻ được rèn luyện nhiều hơn. Những hoạt động này sẽ giúp trẻ có thể cải thiện chiều cao, cân nặng, khả năng di chuyển linh hoạt, tạo dựng thói quen chăm sóc sức khỏe của bản thân, vệ sinh cá nhân và giữ an toàn cho chính mình.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng nên mở những khóa học ngoại khóa tại trường như khiêu vũ, múa hát, tập võ để giúp trẻ được rèn luyện thể chất tót hơn. Hãy hướng trẻ đến những hoạt động thực sự bổ ích để trẻ không dành thời gian cho những hoạt động vô bổ khác như chơi game, hoặc xem tivi gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như thói quen của trẻ.

Phát triển đời sống tinh thần

Việc tạo dựng cho trẻ một đời sống tinh thần lành mạnh, có ý thức là một mục tiêu rất quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non. Tiếp xúc với môi trường bên ngoài, đặc biệt trong môi trường mầm non giúp trẻ học được sự bao dung, tình yêu thương, lễ phép với người lớn, không ích kỷ,… Trẻ học được nhiều điều tốt đẹp biết yêu thương bản thân cũng như mọi người xung quanh hơn, biết cách cư xử và xử lí các tình huống cơ bản tốt nhất, tạo tiền đề cho sự phát triển nhân cách về sau.

Trên đây là những mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non mà mỗi nhà trường cần nắm được và thực hiện. Thực hiện tốt những mục tiêu giáo dục này cũng sẽ giúp cho chất lượng giáo dục trong ngôi trường của bạn được tăng lên, nhận được sự tin cậy của phụ huynh học sinh.

Có thể bạn quan tâm:

Xây dựng KPI mầm non cho giáo viên – Phương pháp quản lý tăng hiệu quả

Vì sao trường mầm non mở mới hoạt động không hiệu quả?

Tags: , ,