5 bước giúp trường mầm non tự hoạt động hiệu quả

Một ngôi trường có thể tự hoạt động một cách hiệu quả mà không cần đến sự có mặt thường xuyên của chủ trường là một ngôi trường được đánh giá rất cao. Chủ trường thay vì luôn phải chuyên tâm ở trường để xử lý công việc sẽ có nhiều thời gian hơn để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh như mở rộng và nhân rộng quy mô hệ thống trường mầm non của mình. Vậy làm sao để quản lý trường mầm non giúp nó tự hoạt động hiệu quả? Chúng tôi sẽ chia sẻ nhiều hơn đến bạn qua bài viết: 5 bước giúp trường mầm non tự hoạt động hiệu quả.

Bước 1: Đặt nhân sự vào từng vị trí phù hợp – bước quan trọng để quán lý trường mầm non hiệu quả

Việc đặt nhân sự vào từng vị trí phù hợp là việc vô cùng quan trọng để quyết định đến sự hiệu quả của công việc. Trong trường trường mầm non, bạn hãy lấy sự xung phong, tinh thân tự nguyện, tự giác với công việc của từng người để đặt họ vào vị trí phù hợp. Sẽ vô cùng nguy hiểm khi bạn lại đặt họ vào tình thế ép buộc khi họ phải làm công việc không yêu thích. Vừa ảnh hưởng đến hiệu quả công việc lại ảnh hưởng đến cả tinh thần làm việc của mỗi người.

Đương nhiên, khi một người có thể kiêm nhiệm được nhiều vị trí cùng một lúc, hãy cho họ được hưởng mức lương xứng đáng với giá trị họ tạo ra. Như vậy cũng giúp bạn giữ chân được nhân sự lâu hơn.

Quản lý trường mầm non tự hoạt động hiệu quả với 5 bước
                                                    Quản lý trường mầm non tự hoạt động hiệu quả với 5 bước

Bước 2: Xây dựng sơ đồ tổ chức trong trường mầm non

Bạn muốn quản lý trường mầm non tự hoạt động thì việc đầu tiên cần phải có sơ đồ tổ chức rõ ràng để mọi người biết mình là ai? Đang ở vị trí nào? Sơ đồ tổ chức càng rõ ràng, chi tiết bao nhiêu thì mọi người sẽ càng dễ dàng hình dung về chức năng, nhiệm vụ của mình bấy nhiêu.

Một sơ đồ tổ chức cũng sẽ giúp bạn đánh giá được bộ máy hoạt động của mình liệu đã là hợp lý hay chưa, có cần bổ sung hay tinh giản bớt nhân sự để tránh sự cồng kềnh. Những công việc nào cần bổ sung thêm nhân sự. Công việc nào cần chia sẻ bớt hoặc cắt giảm bớt nhân sự.

Bước 3: Xây dựng bảng mô tả công việc cho từng vị trí

Bảng mô tả công việc sẽ giúp cho mỗi người biết rằng mỗi ngày mình cần làm những công việc gì, theo trình tự như thế nào. Bảng mô tả công việc thường sẽ do chính những người thực hiện viết ra vì họ chính là những người hiểu nhất về công việc làm hàng ngày của mình.

Bảng mô tả công việc chi tiết sẽ còn rất có ích trong trường hợp bỗng một ngày vị trí này khuyết đi thì sẽ có người thực hiện thay thế ngay nhờ có bảng mô tả công việc có sẵn. Người đó sẽ biết mình cần phải làm gì, trình tự như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất. Tránh trường hợp khi một người nghỉ mà vị trí đó lại bị bỏ trống gây ảnh hưởng đến công việc của những người khác.

Bước 4: Cách thực hiện từng công việc cụ thể là gì

Mỗi công việc đều cần có một quy trình làm việc cụ thể, rõ ràng, từng khâu từng bước, cái gì cần làm trước, cái gì cần làm sau. Việc đảm bảo quy trình đối với từng công việc rõ ràng sẽ giúp cho mỗi người có quy trình rõ ràng để làm từng công việc, từ đó người quản lý mầm non có thể đánh giá được hiệu quả công việc của họ. Những người khi làm cùng một công việc cũng sẽ giúp người quản lý dễ dàng đánh giá được hiệu quả của mỗi người.

Bước 5: Xây dựng KPI

KPI thường được áp dụng rất nhiều vào trong doanh nghiệp. Tuy nhiên đối với trường mầm non thì không phải trường nào cũng áp dụng KPI để đánh giá hiệu quả công việc của giáo viên. Nhưng đây lại là cách thức đánh giá hiệu quả công việc cực hữu ích mà mỗi chủ trường và quản lý cần lưu tâm. Một KPI rõ ràng, thưởng và trừ điểm cho từng công việc sẽ là cách giúp giáo viên chuyên tâm thực hiện công việc hơn, là cơ sở để người quản lý giáo dục mầm non đánh giá chính xác hiệu quả công việc mà mỗi giáo viên đã đạt được.

Trên đây là 5 bước giúp ngôi trường của bạn tự hoạt động dù không có sự có mặt để quản lý trường mầm non trực tiếp của bạn. Việc áp dụng thành công cả 5 bước này trong ngôi trường của mình sẽ giúp bạn có nhiều thời gian hơn để làm những công việc quan trọng khác, nhân rộng phát triển mô hình trường mầm non của mình, cải thiện chất lượng giáo dục để tăng uy tín với phụ huynh học sinh,…

Có thể bạn quan tâm:

Vì sao bạn cần xây dựng quy trình trường mầm non?

 

Tags: ,